Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

đến các bạn y 79đ

Thấy tên anh Minh ( Lâm Anh Minh ) trên địa chỉ tui mừng quá vì lâu
rồi không gặp ( mới > 30 năm hè)
Anh minh biết ai không ? tui nè
Hồng Nga vừa thông báo hội ngộ lớp, cố gắng sắp xếp đi chơi nhé anh Minh,
Ụa, anh Minh là BS gì vậy ?
Chương trình của Nga đứa ra ta không có ý kiến gì chỉ chờ ngày đi thôi!
Chúc các bạn vui, phẻ.
Nga ơi! ta không giỏi vi tính, hỏng biết gửi tin có tới không

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Niềm vui tao ngộ


Houston họp mặt bạn Hiền
Destin hưởng ngoạn Thiên nhiên hữu tình
Mặt trời ló dạng Bình minh
Biển xanh cát trắng lung linh sao trời
Cùng nhau tắm biển rong chơi
Nấu ăn chụp ảnh đầy vơi nổi lòng
Biển trời bát ngát mênh mông
Bạn xưa nay khoác áo dòng thành Cha
Cho nhau gạo muối dưa cà
Chung vui Hoà hợp thiết tha ân cần
Hồng Nga quên áo băn khoăn
Xin ai chớ có ngại ngần gởi trao
Bạn bè nghĩa nặng tình sâu
Tuấn Mai hẹn gặp năm sau Quê nhà



Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Hôi Ngộ Houston

Mình có dịp đi chu du miền nam nước mỹ với Nga, Tuấn & Mai, và Thu Ba.  Tụi mình tập trung ở nhà Thu Ba tại Houston rồi lái xe đi tắm biển ở Florida. Đi phố Bourbon tại New Orleans, và đi thăm ba Thu Ba đang điều trị tại bệnh viện ở Dallas.
Gởi các bạn vài tấm hình coi cho vui.
Thu Ba đang pha chế margarita
 

Nga khen nức nở "cái món này ngon à nghen"

Tuấn, Mai, Nga, Diễm, Hưng, Thu Ba nhậu sushi


Nhậu một chặp Nga phải dìu Thu Ba đi ngủ. Xỉn quá!


Ghé thăm ba Thu Ba tại bệnh viện Dallas


Cả bọn lăng xăngchuẩn bị đồ ăn


Hủ tiếu Thu Ba còn ngon hơn Liến Húa


 Quay quần tại Florida

Nga làm chị nuôi đâp…ruồi


Ngồi bar với Nga tại New Orleans

Biển Destin, Florida


Thu Ba, Hưng, Nga, Tuấn
Chụp trước lúc chia tay

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Lễ Tri Ân - Macchabée

 *
Có lẽ ấn tượng nhất trong thời gian học hành của sinh viên y khoa là lần bước vào phòng Anatomy. Cái phòng Anatomy này từ lúc được xây dưng tới bây giờ vẫn vậy. Trãi qua bao cuộc bể dâu, đào tạo không biết bao nhiêu y sĩ, chứng kiến bao nhiêu thân xác cống hiến cho việc học hành của loài người, căn phòng ấy có quá nhiều ấn tượng và kỷ niệm để có thể dễ dàng quên cho bất kỳ người nào đã bước qua ngưỡng cửa phòng anatomy.

Thời Y79 không có những cuộc lễ tri ân cho những người cống hiến thân xác mình vì khoa học như trước 75 hay thời sai này. Có lẽ  năm tháng đó cuộc sống quá cơ cực nên không ai còn tâm trí nhớ ra việc tri ân những người thầy lặng lẽ. Mãi tới năm 1990,  Giáo Sư Nguyễn Quang Quyền mới tổ chức trở lại lễ tri ân này cho trường Y Sài Gòn.

Hôm nay nhìn thấy đàn em tổ chức cuộc lễ tri ân trang trọng mà lòng thấy xúc động .

Sự sống quá mỏng manh ngắn ngủi. Chúng ta nào đã làm được gì cao cả hơn những thân xác dâng hiến kia? Xin một phút cuối đầu cảm tạ, dù muộn màng nhưng có lẽ sẽ không bao giờ trể, vì những thân xác âm thầm cống hiến kia sẽ không còn màng đến thời gian nửa. 


Lễ tri ân tại Đại Học Y khoa Huế trước 1975
(ảnh tư liệu của BS Tôn Thất Sang)

Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Huế , 2011
(Ảnh Bộ Môn Giải Phẫu học, ĐHYK Huế)

Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Huế , 2011
(Ảnh Bộ Môn Giải Phẫu học, ĐHYK Huế)




 Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu tiên tổ chức Lễ tri ân, 8/2010

  Trường Đại học Y Hà Nội lần đầu tiên tổ chức Lễ tri ân, 8/2010



Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Sài Gòn , tháng 12 âm lịch
(Ảnh Bộ Môn Giải Phẫu học, ĐHYD TP HCM )




Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Sài Gòn ,  tháng 12 âm lịch
(Ảnh Bộ Môn Giải Phẫu học, ĐHYD TP HCM )


Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Sài Gòn ,  tháng 12 âm lịch
(Ảnh Bộ Môn Giải Phẫu học, ĐHYD TP HCM )

Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Sài Gòn ,  tháng 12 âm lịch
(Ảnh Bộ Môn Giải Phẫu học, ĐHYD TP HCM )

Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Cần Thơ, 2011
(Ảnh báo Đoàn Thanh Niên)


Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Cần Thơ, 2011
(Ảnh báo Đoàn Thanh Niên)
 


Lễ tri ân ở Đại Học Y khoa Cần Thơ, 2011
(Ảnh báo Đoàn Thanh Niên)



Lễ tri ân ở Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, 2010 
(ảnh lượm lặt trên mạng, 2010) 
 


Thực Tập (ảnh lớp y khoa khóa 1974-1980)

Thực Tập (ảnh lượm lặt trên mạng, 2010)

Ảnh chụp dịp ghé thăm phòng anatomy, 1996



Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Tản Mạn: Cá Hồi Tháng Năm

*
Đã cuối tháng Năm rồi mà trời vẫn lạnh. Nhưng hôm nay mặt trời ló dạng suốt ngày. Những tia nắng ấm dù muộn màng rồi cũng về, nấn ná ở lại. Trời ấm, cây cỏ trổ mầm xinh tươi. Miền đất cây xanh quanh năm hôm nay lại xanh hơn nửa. Màu xanh lá mạ của những chùm lá non vừa trổ ra khắp nơi. Ánh nắng chan hòa làm cây lá rực rở hẳn lên

Lại ngồi trong thư viện Renton chăm chú nhìn dòng sông chảy qua bên dưới. Thư viện vẫn vắt vẻo trên dòng sông Cedar. Nước vẫn chảy hoài bên dưới, tuy không siết lắm, nhưng có lẽ cũng đủ làm cực nhọc những con cá hồi đang cố bơi lên ngược dòng kia. Nhìn chúng cố sức mà thấy thật tội nghiêp, hình như chúng không bơi được thêm tí nào. Những con cá hồi to bằng bắp tay, nhìn từ trên cao xuống chỉ thấy lưng cá dài dài đen đen, xen lẫn vào màu sỏi đá bên dưới làn nước trong vắt sâu chưa tới đầu gối . Cả đàn cá  như đứng tại chổ, thật ra, chúng đang cố sức bơi lên, bơi lên.

Nguời ta nói rằng những con cá này sẽ bơi không nghĩ, ngày và đêm. Từ ngày rời đại dương  về lại dòng sông xưa,  chúng không ăn thêm gì nửa cả. Chúng sẽ cố bơi lên tận đầu nguồn sông Cedar nơi chúng đuợc sinh ra. Chúng sẽ phải vượt qua bao nhiêu chướng ngại vật con người tạo ra trên dòng sông. Bây giờ nhìn chúng vẫn như những con cá bình thuờng, nhưng thật ra một phần thân xác đã rả rời mục nát. Nếu may mắn bơi được về đến nơi ngày xưa chúng được sinh ra, chúng sẽ dồn hết sức lực còn lại tìm một bải sạn sạch sẽ, vắng vẻ để đẻ trứng. Những con cá đực lúc nào cũng quấn quít bên cạnh chờ đợi sẽ làm nhiệm vụ duy trì nòi giống. Và cả cha lẫn mẹ, sau cuộc hành trình cực nhọc cuối cùng, sẽ kiệt lực và chết những ngày  sau đó. Thân xác sẽ mục rửa để bầy con có chút thức ăn lấy sức cho cuộc hành trình về biển.

Vậy đó các bạn ạ, những con cá hồi này có lẽ chỉ làm theo bản năng sinh tồn. Sinh ra từ dòng sông,  ra đi và lớn lên trong đại dương bao la xanh thẳm. Có bơi đi xa thật xa nhưng rồi sẽ có một ngày như tháng Năm hôm nay, chúng lại lặn lội vất vả tìm về lại nơi chúng đã được sinh ra.  Sẽ sinh con đẻ cái, sẽ kiệt sức và sẽ chết trên dòng sông ấy.

Tạo hóa thật diệu kỳ! Nhìn những con cá hồi mà lòng chợt bồi hồi, sao người ta gọi chúng là cá hồi nhỉ? Có phải tại chúng phải trở về nơi chốn chúng được sinh ra, như một cuộc hồi hương định mệnh? Còn con người có vậy không nhỉ? Những người phải đi xa tha phương cầu thực, phải rời bỏ quê nhà vì cuộc sống, chắc cũng mong đợi ngày hồi hương. Họ nung nấu bao khát vọng sẽ có ngày tìm về nơi chôn nhau cắt rún.  Có lẽ họ chỉ chờ có dịp như những con cá kia để về lại quê cha đất tổ. Họ không phải trở về để duy trì nòi giống, nhưng nổi khao khát trở về cội nguồn chắc cũng mảnh liệt như những con cá hồi kia.

Những con cá hồi kia vẫn đang bơi bơi, bơi mãi ngược dòng sông. Chúng đã về đến được thư viện rồi.

Đầu nguồn dòng sông ở đâu nhỉ? Có còn xa lắm không?

**
*

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Lịch Sử Trường Y Khoa trước 1975

Nhờ một người bạn mách nước, mình tìm thấy tấm hình trường Y chụp trước 1975 này.  Cổng trường ghi: "Bộ Đại Học Sài Gòn - Trung Tâm Giáo Dục Y- Khoa". Nhìn khang trang, sáng sủa, bề thế quá. Chắc tại không có nhiều cây trồng lung tung, không có nhà xây cất thêm, cũng không có bảng hiệu chắn ngang ngay  cổng  làm bận mắt
Đăng lên đây cho các bạn cùng xem

(ảnh trích từ otofun.net)


(Lịch sử trích từ ykhoasaigon.com)
Trường Y Khoa Đại Học Sài Gòn được thành lập vào năm 1946 tại Sài Gòn, trong thời gian của chiến tranh Đệ Nhị Thế Chiến, với tên trường là Faculté de Médecine et de Pharmacie de Hanoi, Section de Saigon, thời đó được coi là như một chi nhánh của Trường Thuốc Hà Nội ( Ecole de Médecine et de Pharmacie de Plein Exercise de l'Indochine, gọi tắt là Ecole de Médecine de Hanoi ). Cho tới thập niên 1940, VN chỉ có một trường Y duy nhất đó là YK Đại Học Hà Nội.

Trường Y Khoa Đại Học Sài Gòn được đặt tại số 28 đường Testard ( sau đổi tên là đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần ). Nơi đó là biệt thự của bà BS Henriette Bùi, con của BS Bùi Quang Chiêu. Trường là một biệt thự hai tầng: tầng trên làm văn phòng Khoa Trưởng, phòng Hội Đồng Giáo Sư và cũng là nơi các sinh viên trình luận án - tầng dưới dành cho văn phòng hành chánh, phòng hội và thư viện - đằng sau là khu vườn trống, mấy năm sau xây thêm giảng đường. Hai giảng đường lớn được xây hai bên và 4 giảng đường nhỏ ở giửa xếp theo hình chử U.

Khoa trưởng của cả hai trường thời bấy giờ là Giáo Sư Huard, Giáo Sư Daléas làm Phó khoa trưởng kiêm phụ trách trường YKĐHSG nên cũng có thể coi là vị khoa trưởng đầu tiên của trường YKĐHSG.

Niên khóa đầu 1946-1947 chỉ có khoảng 12 người cho tất cả các lớp. Niên khóa 1947-1948 có 32 người. Niên khóa 1948-1949 tăng lên tới trên 80 người. Các lớp học được giảng dạy tại trường và tại các bệnh viện. Giáo sư của trường lúc ban đầu chỉ có 2 người, nên đã dùng khả năng giảng huấn của các BS Quân y Pháp và các BS VN ở SG, niên khóa 1948-1949 có tới 10 GS trong đó có GS Massias (Nội Khoa) ở Hà Nội vào và GS Trần Quang Đệ (Ngoại Khoa) từ Pháp về.

Chương trình giảng dạy theo khuôn chương trình của y khoa Pháp, dài 6 năm. Hai năm đầu gồm các môn căn bản: cơ thể học, mô học, sinh hóa, sinh lý, và triệu chứng học. Năm thứ ba và năm thứ tư gồm các môn: cơ thể bệnh lý và bệnh lý nội ngoại khoa, và thực tập tại các BV về nội khoa và ngoại khoa. Năm thứ năm và thứ sáu gồm các môn bệnh lý chuyên môn như nhi khoa, sản phụ khoa, và trị liệu pháp, và thực tập tại các BV. Cuối năm thứ sáu thi Bệnh lý và chuẩn bị luận án.

Lý thuyết và thực tập cho các môn căn bản được giảng dạy tại nhiều nơi như: Vi Ký sinh trùng: Viện Pasteur, Sinh Hóa: phòng thí nghiệm BV Đô Thành, Mô học và Cơ thể bệnh lý: quân y viện Coste ( BV của quân đội Pháp, sau này thành trường nữ trung học Trưng Vương), Cơ thể học: BV Chợ Rẫy. Các BV thực tập gồm: BV Grall, BV Chợ Rẫy (Nội, Ngoại, Tai Mũi Họng, Nhãn khoa), BV Đô Thành (Nội, Ngoại, Cấp Cứu, Tai Mũi Họng), BV Chợ Quán (Tâm Thần, Truyền Nhiễm), Bảo sanh viện Từ Dũ, Viện Bài Trừ Hoa Liễu.

Khóa YK ra trường đầu tiên vào năm 1947, có 7 sinh viên trình luận án đó là các BS: Pierre Boucheron, Trần Đình Đệ, Lê Văn Hùng, Trần Minh Mẫn, A. Saint Mieux, Lê Văn Thuấn và Nguyễn Văn Thọ. Số BS ra trường hằng năm cho cả hai trường SG và HN tính đến năm 1954 như sau: 1947: 7-4 ; 1948: 10-9 ; 1949: 5-7 ; 1950: 4-14 ; 1951: 4-1 ; 1952: 13-54 ; 1953: 3-5 ; 1954: 11-13. Số BS ra trường nhiều ít do ảnh hưởng của chiến tranh Đông Dương và tình hình chính trị bất ổn của thời đó.

Năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, đất nước tạm chia đôi bởi vĩ tuyến 17, và dân chúng hai miền có 3 tháng thời gian để di chuyển qua miền mình lựa chọn, ra Bắc hoặc vào Nam. Theo đó, đa số các GS trong Ban Giảng Huấn và 2/3 sinh viên YK đã vào Nam, do vậy số nhân viên giảng huấn và SV của trường YKĐHSG đã tăng lên gấp bội.

Do yêu cầu, một số cơ sở Y khoa được xây cất thêm tại Sài Gòn.
BV Bình Dân được hoàn thành năm 1955, do sự đóng góp của các nhà hảo tâm, đã được trao cho trường ĐHYKSG để trở thành khu Giải Phẩu B do GS Phạm Biểu Tâm điều hành cùng với một số nhân viên của BV Phủ Doãn ở Hà Nội vào. Sau đó BV được trang bị thêm cho các khu Nhãn khoa, Tai Mũi Họng, Niệu khoa, Bì phu và Ung thư.
BV Chợ Rẫy được đổi là khu Giải Phẩu A do GS Trần Quang Đệ điều hành.
BV Nhi Đồng được xây cất và hoàn thành năm 1956 với sự giúp đở của cơ quan UNESCO.
Cơ Thể Học Viện trên đường Trần Hoàng Quân ( nay là đường Nguyễn Chí Thanh ) do GS Nguyễn Hữu điều hành từ năm 1956.
BV Nguyễn Văn Học được mở ra năm 1967, gồm các bộ môn Nội, Ngoại, Sản, Nhi do Ban giảng huấn trường YKĐHSG đảm nhiệm.

Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa Sài Gòn, được khởi đầu xây cất năm 1963 và hoàn tất năm 1966, với tổn phí 2 triệu rưởi mỹ kim, một nửa do chính phủ VN đài thọ, một nửa do chính phủ Mỹ viện trợ. Khu đất của trường YKSG trước khi xây cất là Tòa Bố, tọa lạc trên đường Hồng Bàng. Trường gồm hai cơ cấu kiến trúc lớn 4 tầng, nối liền bằng một hành lang, tạo thành hình chử H. Tầng trệt một bên là văn phòng trường Y, một bên là văn phòng trường Nha, cùng với một số giảng đường nhỏ và phòng họp. Các tầng trên dành cho các bộ môn: Cơ thể học, Sinh lý học, Cơ thể bệnh lý, Giải phẫu thực nghiệm, Mô học, Vi ký sinh trùng, Sinh hóa học. Một Đại giảng đường 300 chỗ, một thư viện, và một quán ăn cho SV nằm ở giửa hai cơ cấu trên. Quán ăn do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá điều hành và đã cung cấp cho SV những bữa ăn ngon lành với giá rẻ. Trường YKĐHSG chính thức dọn vào vào tháng 6 năm 1966.

Trước năm 1945, VN chỉ có một đại học duy nhất đó là trường Đại Học Đông Dương (Université de l'Indochine) tại Hà nội do chính quyền bảo hộ Pháp điều hành. Một thỏa hiệp văn hóa giữa Pháp và VN ký ngày 30/12/1949 đổi tên trường lại là trường Đại học Hà Nội, do hai chính phủ Pháp Việt điều hành chung. Trường Đại học Hà Nội có hai trung tâm, một ở HN, một ở SG. Sau năm 1954, tại SG hai trung tâm sát nhập thành một bao gồm các phân khoa: Luật, Y Dược, Văn Khoa, Khoa học, Kiến trúc. Đến 1955, trường Đại học Hà Nội trở thành Đại học Quốc Gia VN, do chính phủ VN điều hành. Tới năm 1957, khi trường Đại học Huế mở cửa thì Đại học Quốc Gia đổi tên là Đại học Sài Gòn. Đại học Y Dược được chia làm hai phân khoa riêng biệt, Y và Dược, vào tháng 8 năm 1961. Năm 1963, bộ môn khẩu xoang tách rời khỏi Y khoa và trở thành Đại học Nha khoa. Khoa trưởng Dược khoa đầu tiên là GS Nguyễn Vĩnh Niên, và Khoa trưởng Nha khoa là GS Trịnh Văn Tuất.

Niên khóa 1954-1955, năm Y1 và Y2 có khoảng 70-80 SV cho mỗi lớp. SV đại học chỉ cần có một trong những bằng dự bị như PCB ( Physique, Chimie, Biologie ), SPCN ( Sciences, Physiques, Chimiques et Naturelles ) là có thể ghi danh vào học YK, hồi thời đó chưa có chương trình thi tuyển vào YK.
Số SV ghi danh nhập học YK ngày càng gia tăng, nên kể từ năm 1966, một kỳ thi tuyển hằng năm được tổ chức để chọn một số nhất định là 200 SV vào năm thứ nhất YK.

Thành phần GS đã có thêm: GS Phạm Biểu Tâm (Ngoại Khoa), GS Nguyễn Hữu (Cơ Thể Học), GS Trịnh Văn Tuất (Hàm Miệng), GS Nguyễn Đình Cát (Nhãn Khoa), GS Auguste Rivoalen (Nội Khoa), GS Montagné (Sản Phụ Khoa), sau đó GS Trần Ngọc Ninh (Chỉnh Trực) từ Pháp về năm 1954, GS Trần Vỹ (Sinh Lý Học) năm 1956, GS Trần Đình Đệ (Sản Phụ Khoa) năm 1956.

Sau một vài năm, các GS Pháp bắt đầu rời khỏi ban giảng huấn. Khởi đầu là việc GS Massias từ nhiệm, và GS Phạm Biểu Tâm lên thay thế năm 1955. GS Phạm Biểu Tâm là vị Khoa Trưởng VN đầu tiên của trường YKSG.

Năm 1962 là năm cuối cùng mà bằng BS YK của trường YKĐHSG còn được công nhận tại Pháp.

Các vị Khoa Trưởng trường YKĐHSG lần lượt như sau:
1946-1950: GS Daléas
1950-1955: GS Charles Massias
1955-1967: GS Phạm Biểu Tâm
1967-1969: GS Ngô Gia Hy
1969-1970: GS Phạm Tấn Tước
1970-1971: GS Đào Hữu Anh
1971-1974: GS Đặng Văn Chiếu
1974-1975: GS Vũ Quí Đài
1975-

Qua sự khuyến khích và giúp đở của các GS Pháp, một số GS YKĐHSG đã qua Pháp tu nghiệp và trở về với bằng Thạc sĩ, từ năm 1960-1963, nhận thấy có: GS Nguyễn Huy Can (Cơ Thể Bệnh Lý), GS Lê Xuân Chất (Huyết Học), GS Đào Đức Hoành (Ung Thư), GS Bùi Quốc Hương (Thần Kinh), GS Nguyễn Ngọc Huy (Tim Mạch), GS Ngô Gia Hy (Niệu Khoa), GS Nguyễn Văn Út (Da Liễu), GS Trần Anh (Nhân Chủng Học). Trước đó có GS Nguyễn Thế Minh (Nội Khoa).

Sau đó năm 1965-1966, từ Mỹ về trường gồm có các vị: GS Đào Hữu Anh (Cơ Thể Bệnh Lý), GS Hoàng Tiến Bảo (Chỉnh Trực), GS Vũ Quí Đài (Vi Trùng Học), GS Nguyễn Khắc Minh (Gây mê), GS Đỗ Thị Nhuận (Vi Trùng Học), GS Bùi Duy Tâm (Sinh Hóa Học), GS Nguyễn Ngọc Giệp (Sản Phụ Khoa).
Tiếp theo, nhận thấy có : BS Trịnh Thị Minh Hà (Nhi Khoa, Mỹ), BS Trần Kiêm Thục (Tiêu Hóa, Pháp), BS Trần Thế Nghiệp (Quang Tuyến, Pháp), BS Liễu Thanh Tâm (Quang Tuyến, Pháp), BS Lê Dư Khương (Giải Phẫu, Đức), BS Phó Bá Đa (Giải Phẫu, Mỹ). Nâng tổng số nhân viên giảng huấn lên 91 người cho niên khóa 1967-1968, với 16 GS thực thụ, 7 GS diễn giảng, 27 giảng sư, và 41 giảng nghiệm viên.

Ngoài công việc giảng dạy, các nhân viên giảng huấn YKĐHSG còn tích cực tham gia khảo cứu. Rất nhiều bài báo cáo khoa học đã được đăng trên các báo y khoa quốc nội và quốc ngoại, những bài này đã được liệt kê trong hai cuốn sách Travaux de Recherche Scientifique I và II của GS Nguyễn Hữu và BS Nguyễn Văn Nguyên. Ngoài ra một tài liệu quí giá khác cũng nên nêu ra là cuốn Bibliographie des Thèses của GS Nguyễn Đức Nguyên, sách ghi lại đầy đủ tất cả các luận án đệ trình tại hai trường YK SG và Hà nội từ khi thành lập tới năm 1972. Trường cũng chủ trương một tờ báo y khoa tên là Acta Medica Vietnamica, xuất bản mỗi tam cá nguyệt, số báo đầu tiên ra mắt vào năm 1957, chủ nhiệm là GS Phạm Biểu Tâm. Báo được tiếp tục xuất bản cho tới năm 1975 thì ngưng hoạt động.

Có thể nói tổng số BS ra trường tại YKSG từ năm 1947 đến 1975 là khoảng 2380 người.
Một con số rất khiêm tốn nhưng đã đóng góp một phần rất lớn cho ngành Y Tế tại Việt Nam.

Tên Trường YKSG hiện tại:
Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
217 Đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5
Thành Phố Hồ Chí Minh,  VIET NAM
Phone: +84-8-8558411
Fax: +84-8-8552304

Các trường Y khoa tại VN:
1. Can Tho University, CAN THO
2. Centre Univ. de Form. et Perfect. des Prof. de Sante ( C.U.F ), HO CHI MINH CITY
3. Faculty de Medecine de Thai Binh, THAI BINH
4. Hai Phong Medical School, HAI PHONG
5. Ha Noi Medical School, HA NOI
6. Hue University, HUE
7. Institute of Military Medicine, HA DONG
8. Tay Nguyen Universite, BUON ME THUOT
9. Thai Nguyen Medical College, THAI NGUYEN CITY
10. University of Medicine of Ho Chi Minh City, HO CHI MINH CITY.

(Trích http://www.ykhoasaigon.com/)

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Kỷ Niệm Một Bài Hát


*
Hôm nay trên tivi có chương trình thi hát " Tiếng Hát Mãi Xanh " dành cho những người trên 35 tuổi .Cô ca sĩ Thanh Thúy hát trong chương trình bài " Sợi Nhớ Sợi Thương " của Phan Huỳnh Điểu . Khi nghe đến câu " Trường Sơn đông, Trường Sơn tây . Bên nắng đốt, bên mưa quay…" tôi thấy lòng mình chợt chùng xuống ! Bài hát này tôi nghe lần đầu tiên khi đi trực đêm với lớp ở ĐHYD . Đêm đó khoảng hơn 10 giờ , Sinh và tôi ngồi ở bờ hồ " Estomac " trong 1 đêm có trăng . Sinh vừa đánh đàn guitar vừa hát cho tôi nghe bài này . Tôi là người " ngoại đạo " trong âm nhạc nhưng vẫn thấy bối hồi vì những điệu nhạc của nó . Hôm nay , nghe lại những điệu nhạc đó , tôi chợt nghĩ thời gian như " bóng câu qua cửa ", nhớ các bạn của lớp mới ngày nào còn tụ tập bên nhau , nay mỗi người đã 1 phương trời với những sự nghiệp , gia đình riêng ...
*

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Tản mạn: Tháng Tư Lại Về

Giửa tháng Tư rồi, đã vào xuân mà sao trời vẫn lạnh, mưa vẫn không ngơi. Sao mưa vẫn rơi, rơi hòai miền cây xanh muôn thuở này

Hoa anh đào vẫn  nở rực rở khắp đó đây, nhưng gốc cây đã tràn ngập màu hồng của những cánh hoa rơi rụng. Dưới mỗi gốc cây là một tấm thảm hồng xinh xắn.  Chốc chốc một cơn gió làm cánh hoa như cố bay lên, làm tấm thảm đang thanh bình bổng gợn sóng  như mặt nước yên lành bị khóay đông bởi những cơn gió miền bảo táp.


Hoa anh đào đang rơi rụng, nhưng những búp uất kim hương đang bắt đầu khoe sắc. Hoa nở từng bầy, từng đàn,  rực  rở như màu áo dài nguời thiếu nử buổi dạ hội phù hoa, kiêu sa như khuôn mặt nàng dâu ngày cưới.

Thơ người bạn vùng Xuân Lộc lại gợi lên nỗi mênh mang. Một tháng Tư nửa lại về. Tháng Tư năm ấy có lẽ hoa ở đây cũng rực rở, cũng vô tư sắc màu. Nhưng quê hương ngày ấy năm xưa đất trời đang rực lửa.

Các bạn nhỉ.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Từ Thiện tại Viện Bỏng Quốc Gia Hà Nội

*
 Các bạn mến
Một người bạn Y79Đ vừa hòan tất công việc từ thiện tại viện bỏng Hà Nội từ ngày 20 đến 25 tháng 3 năm 2011. Thu Ba đã tình nguyện theo đòan giải phẩu từ mỹ về thẳng Hà Nội giải phẩu cho các bệnh nhân bị phỏng (bỏng) cần phải giải phẩu chỉnh hình. Trong năm ngày làm việc liên tục không nghĩ từ sáng sớm đến tối mịt, đòan thiện nguyện gồm 3 bác sĩ giải phẩu và 2 bác sĩ gây mê đã giúp cho 39 bệnh nhân phục hồi chức năng.

Thu Ba không muốn ai biết mình đã bỏ công sức làm viện này vì tấm lòng khiêm tốn, nhưng có lẽ đây là một niềm vui mà Thu Ba cũng nên chia sẽ cùng bạn bè. Thêm một niềm vui, hảnh diện nho nhỏ cho lớp Y79Đ nửa, phải không các bạn?

Gởi các bạn bài viết theo lời kể chuyện của Thu Ba, và theo bài tường thuật do Stephen Clawson (Marketing and Development Director for Operation of Hope)

Thân mến
*


Hội từ thiện Operation of Hope đả vận động, tổ chức những chuyến từ thiện mỗ sức môi, hở hàm trên khắp thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên hội tổ chức phẩu thuật từ thiện cho những bệnh nhân phỏng. Lần này hội Operation of Hope đã liên kết với nhóm Surgical Volunteers International để  kêu gọi và thành lập một đòan chuyên gia giải phẩu thẩm mỹ chỉnh hình cho những bệnh nhân phỏng. Đòan có 15 nguời, gồm 3 bác sĩ giải phẩu và 2 bác sĩ gây mê, các y sĩ, y tá, và những thiện nguyện viên đi cùng.


Cả đòan bay từ Mỹ về  Hà Nội vài ngày trước khi bắt tay vào việc. Trời tháng 3 Hà Nội thật buồn bả ướt át, bầu trời xám xịt.  Buổi sáng thì lạnh buốt nhưng tới trưa thì trời ấm lại. Cả nhóm ở tại một khách sạn khiêm tốn trong khu cổ Hà Nội. Khách Sạn Perfect này chỉ cách viện bỏng quốc gia khỏang 20 ngàn đồng tiền taxi.  Khách sạn không sang trọng cầu kỳ cho lắm, nhưng sạch sẽ và tiện nghi cho mọi nguời. Có nhiều nguời đến Việt Nam lần đầu, nên cũng bở ngỡ với khí hậu nhiệt đới, thức ăn, và cả cách lái xe, lối sống ở Hà Nội. Vài ngày đầu tiên cả đòan đi vòng vòng trên những con đuờng chật hẹp đầy cửa hàng quán ăn, làm quen với không khí, sinh họat miền bắc này

Thứ Bảy ngày 19 tháng 3, đòan bắt đầu sàn lọc bệnh nhân. Hàng trăm bệnh nhân phỏng tới viện bệnh viện phỏng chen chúc xếp hàng, hy vọng mình sẽ được may mắn giải phẩu chỉnh hình lần này. Đòan từ thiện muốn nhận hết mọi người, nhưng sức nguời, thời gian, và thuốc men giới hạn, nên đòan chỉ có thể nhận lên chương trình cho  40 trường hợp mà thôi.   Đây là những bệnh nhân đả thóat khỏi hiểm nghèo, vết phỏng đã lành, nhưng sẽ cần phẩu thuật chỉnh hình để hồi phục chức năng. Những bệnh nhân nghèo này không có tiền nên họ đã phải sống với dị tật cơn phỏng gây ra từ bao lâu nay. 

Thứ Hai ngày 21 tháng 3, 2011

Sáng thứ hai đòan bắt đầu vào công việc giải phẩu. Buổi sáng bắt đầu trể nên chỉ làm được 3 ca. Buổi chiều phải cật lực hơn mới kịp thời khóa biểu. Hai ca đầu tiên là 2 em trai 3 tuổi. Tay của hai em này bị bỏng, da bỏng co rút kéo những ngón tay bé nhỏ quắp vào không thể mở ra nửa. Bác sĩ  phải cắt da chung quanh giải thóat những ngón tay, rồi lấy da từ thắt lưng đắp vào,  tạo hình bàn tay bình thường lại cho 2 em. Có lẽ bàn tay của hai em sẽ không bao giờ trong xinh đẹp như trước khi bị bỏng, nhưng ít ra em có thể xử dụng tay mình bình thường sau cuộc giải phẩu này.

Thứ Ba ngày 22 tháng 3, 2011

Đòan thực hiện thành công thêm 7 ca, rất thông suốt nhưng ca mỗ kéo dài dai dẵng cực nhọc. Có lẽ đòan từ thiện và nhân viên tại viện bỏng bắt đầu hiểu nhau nên công việc trôi chảy hơn. 

Buổi trưa hôm nay đòan được nhà ăn viện bỏng đãi món cà ri gà và phở. Tráng miệng thì có chuối, dưa hấu, và  hạt sen chiên. Mỗi người phải tự động lấy đồ ăn, ăn vội vàng khi có giờ trống, rồi lại phải trở lại công việc ngay.



Trong phòng phẩu thuật số 2, một em gái 7 tuổi tên Nguyên đang được phẩu thật vùng bụng. Em Nguyên bị phỏng nước sôi, bây giờ vùng bụng của em tòan là xẹo, những xẹo da chằng chịt kéo da bụng em căng ra ngang dọc khắp nơi, trông như da của một con quái vật hành tinh trong phim gỉa tưởng. Những vết thẹo này có thể chửa trị ngay lúc đầu, khi em đang được điều trị vết bỏng.  Nhưng có lẽ đó là tiêu chuẩn phương tây. Ở đây nguời ta chỉ cần chửa chạy cho em sống sót, những vết thẹo này thì em phải ráng chịu. 

Hôm nay là ngày may mắn của em.

Thứ Tư ngày 23 tháng 3, 2011

Tối hôm qua sau khi biết mọi bệnh nhân giải phẩu trong ngày đã có giuờng nằm đàng hòang, cả đòan đi mua gà ráng Kentucky Fried Chicken đem về khách sạn. Một món ăn tầm thường chổ nào cũng có tại mỹ, có lẽ những nguời trong đòan không cần phải vượt ngàn dặm để ăn món này, nhưng mọi người vẫn còn đang mệt mõi, làm việc cật lực nên việc đi ăn nhà hàng, thưởng thức món ăn Hà Nội thật không tiện tí nào. Thế là mua gà ráng, nước ngọt về hotel cùng ăn, vừa nhanh gọn, vừa an tòan cho bao tử. Mọi người cần dinh dưỡng và nghĩ ngơi để còn tiếp tục ngày làm việc nửa


Những ca mỗ ngày hôm nay là những ngón tay, ngón chân, khủy tay và cổ. Một thanh niên 20 tuổi bị phỏng nặng khi bình hơi đốt nổ tung, làm cháy mặt và vùng cổ. Những vết xẹo ở cổ dày lại, kéo rút cằm nguời thanh niên này xuống tận vùng ngực. Mỗi lần nhìn trái hay nhìn phải em phải xoay nguyên cả thân người cùng với khuôn mặt mới nhìn đuợc. Em được giải phẩu giải phóng cơ cổ, ghép da , và  chỉnh lại cơ ức đòn chủm (axilla). Hy vọng nội tuần tới em có thể ngó ngang ngó dọc như một nguời bình thuờng  

Lại một ngày bận rộn cực nhọc, nhưng lại thêm một ngày vui.
    
Thứ Năm ngày 24 tháng 3, 2011

Mới bắt đầu thứ Năm, mà mọi người đã nghĩ tới thứ ngày mai thứ Sáu. Cả đòan phải ráng làm 8 hay 9 ca mổ hôm nay nửa. Hôm nay cũng thông suốt lắm. Không những làm phẩu thuật, mà BS Horton Bauer từ trường y khoa Baylor còn tranh thủ thuyết trình về những chấn thương, hội chứng sốc sau phẩu thuật, và về kỷ thuật giải phẩu chỉnh hình free-flap cho 45 bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ và sinh viên y khoa Hà Nội. Một nguời trong đòan còn chỉ cách câu cá cho dân địa phuơng nửa chứ!
 

Nhìn vô phòng giải phẩu số 1 mà thở ra nhẹ nhỏm,  nghĩ tới cuộc giải phẩu hơn 4 tiếng đồng hồ hôm qua mà vẫn còn thấy đuối sức. Trên bàn mỗ hôm nay là một nguời đàn bà bị phỏng cách đây 10 năm rồi. Chân bà ta bị phỏng nuớc sôi, da bỏng đùm túm  nhăn nhúm kéo những ngón chân quắp vô làm bà ta phải đi bằng gót chân bao nhiêu năm nay. Bác sĩ Kriti Mohan từ đại học  Baylor sẽ dùng kỷ thuật "jumping man flap" để cắt da, giải thóat những ngón chân khỏi những mảnh da co rút quái ác.  Chỉ vài ngày nửa thôi, bà ta sẽ có thể bước đi bình thuờng, có thể mang giày dép như bao nhiêu người đàn bà khác  

Thứ Sáu ngày 25 tháng 3, 2011

Ngày làm việc cuối cùng đã tới. Cả ngày hôm nay đòan thực hiện những ca mỗ thật trôi chảy, uyển chuyển chính xác. Năm ngày làm việc cật lực liên tục với nhau đã giúp mọi người làm việc ăn khớp,  và cũng đã hàn gắn những người trong đòan như một gia đình. Năm ngày liền làm việc không nghĩ từ sáng tới tối, mổ từ 8 tới 10 ca, những nguời thiện nguyện đã biến những đóng góp tài chánh, sức lực khắp nơi thành những nụ cười hớn hở, những khuôn mặt rạng ngời, những ánh mắt long lanh.

Ngày mai đoàn sẽ bay trở về lại Mỹ rồi. Chuyến đi thật nhanh, thật cực nhọc, nhưng đầy tình người và lòng biết ơn. 

Xin tạm biệt, Việt Nam!

Hẹn sẽ có ngày trở lại.

*
***

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Tản Mạn: Tháng Ba Hoa Anh Đào Lại Nở


Ngồi trong thư viện Renton nhìn xuống dòng sông Cedar chảy xiết, thư viện đầy người nhưng cảm giác lạc lõng vẫn bao trùm, lòng se lạnh. Đọc email người bạn vùng Long Khánh hỏi thăm hôm nay bên này có gì lạ không. Chợt nhớ miền đất đỏ Long Khánh bên ấy chôm chôm chắc đang nở hoa. Năm này có nhiều hoa không nhỉ?.

Ở đây trời Seattle vẫn vậy, chợt mưa rồi chợt nắng, như lòng người chợt vui rồi chợt buồn. Nắng thóang qua dịu dàng, chỉ kịp làm ấm lại lòng người, rồi lại vội vả đi ngay. Mưa thì đến triền miên. Mưa nhiều nhưng không nặng hạt như ở đó. Những hạt mưa nhỏ chỉ làm ướt lối, hay chỉ khóay lên chút hòai niệm làm chạnh lòng kẻ ngồi tư lự nhớ quê huơng.


Trời buồn, lòng cũng buồn lây vô cớ. Duy chỉ có hoa anh đào đang nở rộ. Hình như con đuờng nào cũng đầy hoa anh đào. Nhưng cánh hoa màu hồng, màu trắng như ráng vươn lên từ hai bên đuờng. Những cây cổ thụ tưởng già cổi khô cằn bỗng trổ đầy hoa, những cách hoa  mảnh mai, nỏn nà xinh xắn. Mưa như đang rửa sạch bao lớp bụi mờ, làm hoa anh đào thêm tươi hơn, rực rở sắc màu.  Hoa anh đào làm những căn nhà dù củ kỉ như mới được tô lại màu, sáng sủa rực rở hẳn lên. Hoa làm con đường nhỏ hẹp thêm kiêu sa lộng lẩy.


Seattle vẫn vậy muôn thuở các bạn ạ. Mây phủ triền miên. Mưa giăng khắp lối. Nhưng cuối tháng ba hoa anh đào lại nở, lòng người lại vui lên, dịu lại.  Chợt nghĩ tới những cánh hoa ở đất nước Phù Tang. Có lẽ hoa anh đào cũng đang nở rộ nơi ấy.

Hoa có làm lòng người vui hơn những ngày tang tóc vừa qua không nhỉ?


***
*

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Hội Ngộ Tòan Khối Y79 - 20/2/ 2011


(Minh Tâm viết)
Hôm qua lớp Y79 họp mặt , có nhiều bạn các lớp khác về dự . Trong đó có Tuấn lớp E có vẻ ái mộ Thu Ba , hỏi thăm về Thu Ba đó . Nghe có khóai không?
Lớp mình có Hòang Lan , Phi Ngọ , Thanh Hương , chị Thu Hương, chị Mai , Sao Mai , Hạnh , Minh Tâm, Thu Hà , Kim Dung , Đức Hòang ...trong đó Đức Hòang được bầu làm vào ban liên lạc lớp.
Có chụp hình Tâm sẽ gửi các bạn coi sau.Có nhiều bạn thành danh lắm . Các bạn tính lớp sẽ họp mặt 1 lần/năm vào dịp sau tết, gần ngay 27 /2 .
--------------------------------------------------------------------------------
(Hòang Lan viết)
Sáng 20 /2 /2011, rất nhiều bạn bè trong khốii Y79 lại từ tập về khoa Y . Lớp mình cũng được khá đông như Minh Tâm đã báo cáo . Phút cuối có thêm Chất ( TMH ) và Trí ( tổ 28 ) nửa . Tất nhiên là không xôm tụ như của riêng hồi Y79Đ của mình . Lan cũng có chụp hình của toàn thể , riêng lớp mình và riêng tổ mình và ....mình (hi` hi` ) sẽ mail cho các bạn xem . Không thấy Đài nhe . Đức Hoàng vẫn giữ được chức trưởng ban liên lạc - đại diện cho lớp mình . Mỹ Phương thì hỏi thăm xôm tụ nhưng phút chót lại đào tẩu . Hồng Nga ở đâu nhỉ ?

Thu Ba ơi, Lan phát hiện ra nhiều người hâm mộ Thu Ba lắm. Hay con cá "xổng chuồng là con cá lớn?Hoặc các bạn i ' nhìn lại người trong mộng củ ( trực tiếp ) thi hết hồn nên hi vọng những người chưa gặp better chăng ? Ôi , cuộc đời ( vui thế ).

Nhiều người thành danh lắm. Hơi ngạc nhiên vì ta đây đứng mãi trên giảng đuờng cũng chỉ là kẻ sĩ Sài thành. Nhưng có những kẻ ít dạy ( hay mất dạy ) lại lên chức Sử (PGS ). Có lẽ là họ ít tóc hơn mình ( ha hả ). Nhưng vẫn vui lắm . Nhưng hình như lớp mình lành tình nhất khối các bạn à. Thương quá Việt Nam . Bye nha .Về nhà mình sẽ gửi hình nhe.


Hình Hòang Lan gởi:

Hình khối Y79 gặp gở 20 /2 /2011


Lớp Y79Đ:

Lớp Y79Đ


Lớp Y79Đ


Lớp Y79Đ


Hòang Lan&Phi Ngọ

Hòang Lan& Sao Mai



Hạnh và ...(ai, xin các bạn cho biết tên :))