Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2009

Cửa nào?

Các bạn xem có ai còn nhớ cửa nào là cửa nào không?



Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

Vài tấm hình trường Y ngày nay

Con đường Hùng Vương trước trường

Cổng nhỏ cho người đi bộ, đi xe đạp đả biến mất,
nhường chổ cho tấm bảng tên trường mới làm lại

Cây thị trước văn phòng không còn xum xuê như xưa, nhưng vẫn còn đó
Xe hơi bây giờ đậu ngang dọc khắp nơi
Hành lang trường thêm một tầng nửa, và có nhiều cây kiểng.
Đây là chổ đứng nghỉ ngơi, chờ thị rơi...
Bảng điểm dưới chân cầu thang vẫn còn đó.
Hình như nó không thay đổi chút nào.
Chỉ có tên người xưa không còn nửa

Bạn Y79

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009

DANH SÁCH LỚP Y79Đ

Do Ngọc Loan tổ 29 ghi lại
-----------------------------
TỔ 25
1. NGUYỄN VĂN SON
2. NGUYỄN THỊ KIM DUNG
3. NHỮ THỊ HOA
4. PHAN THỊ MINH TÂM
5. TRẦN KIM PHƯƠNG
6. TRẦN THÀNH KIÊN
7. LÊ VĂN HOÀNG
8. VÕ MINH DŨNG
9. BÙI VĂN KHUÊ
10. NGUYỄN HÒANG TUẤN
TỔ 26
10. ĐẶNG THỊ MINH YẾN
11. PHẠM THỊ NGỌC DIỆP
12. TRẦN NGỌC MỸ
13. NGUYỄN THỊ HIẾU HOÀ
14. NGUYỄN VĂN THÁI
15. PHẠM HOÀNG DIỆU
16. TRẦN VĂN THẠCH
17. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
18. NGUYỄN VĂN THÀNH
TỔ 27
19. TÔ THỊ THU BA
20. ĐẶNG THỊ THUÝ ANH
21. NGUYỄN HOÀNG YẾN
22. NGUYỄN THỊ THU HÀ
23. HỒ THỊ THU HẢI
24. LÊ HỮU SINH
25. VÕ LƯƠNG NGỌC
26. NGUYỄN ĐỨC DŨNG
27. BÙI THỊ MỸ HẠNH
28. CAO THẾ MINH
TỔ 28
29. TRƯƠNG XUÂN TÙNG
30. LÊ THỊ TUYẾT MAI
31. NGÔ THỊ NGỌC TRINH
32. HOÀNG QUỐC TUẤN
33. NGUYỄN VĂN THANH
34. PHẠM NGỌC CHẤT
35. HUỲNH ĐỨC HOÀNG
36. PHAN THỊ THU HƯƠNG
37. HUỲNH THỊ THU THUỶ
38. LÊ THỊ THANH HƯƠNG
TỔ 29
39. NGUYỄN PHI NGỌ
40. HUỲNH THI NGỌC LOAN
41. LÊ THÀNH THỴN
42. VÕ THỊ HOÀNG LAN
43. NGUYỄN PHAN HƯNG
44. ĐINH VIẾT THANH
45. NGUYỄN TRẦN MỸ PHƯƠNG
46. BÙI THỊ HỒNG NGA
47. TRẦN THỊ TUYẾT MAI
48. LÂM ANH MINH
TỔ 30
49. PHAN TẤN LỘC
50. NGUYỄN THỊ LỆ NGA
51. TRƯƠNG CÔNG MÔNG
52. TRẦN XUÂN ĐÀI
53. LÊ THỊ NGÂN HÀ
54. ĐOÀN THỊ TUYẾT HƯƠNG
55. TRẦN THỊ LANG
56. CAO THỊ PHI OANH
57. TRẦN THI KIM CÚC

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2009

Những Câu Chuyện Căn Tin

Căn tin thời gian ấy là chổ thú vị nhất ở trường của mình, còn hơn thư viện nửa. Mình thích vì phòng căn tin thật rông, cửa cao mở toát thật mát mẻ, bàn nghế to lớn chắc chắn, ngôì thỏa mái lắm. Nhưng một phần mình thích căn tin cũng do tính lười học, chỉ thích an nhàn hưởng thụ. Nghỉ tới căn tin làm hình như cái dạ dày sôi sục làm việc liền, dù là chưa có gì để tiêu hóa cả. Chưa tới giớ ăn thì ngồi đọc sách, học bài, hay tán gẩu, chẳng bù ngồi trong thư viện phải im thin thít. Tới giờ trưa thì xếp hàng chờ lấy cơm phần. Những năm đầu 80, mổi phần cơm gồm một tô cơm lưng lưng, thường thì cơm độn bo bo, lâu lâu thì có cơm "nguyên chất" (cơm không độn thứ gì, kể cả bo bo) nhưng ít khi lắm. Món ăn thì lúc nào cũng hai món đàng hòang. Một món là dĩa rau xào "thượng lưu", họăc rau muống hoặc rau cải xào mặn với mở heo hay dầu ăn, và một tô canh "đại dương." Thường là rau cải nấu với tôm khô, nhưng lâu lâu đổi món thì tôm khô nấu với rau cải. Dân ăn cơm căn tin kinh niên như mình gọi như thế vì tô canh nhiều nước lắm, mênh mông như đại dương vậy. Nhìn tô canh chỉ thấy nước xanh xanh với tí rau, tí tôm khô, có lẻ có thêm tí mì chính (bột ngọt) cho nứơc thêm ngọt. Cũng không chắc có mì chính nửa, vì thứ này lúc ấy khan hiếm lắm. Nhìn tô canh lơ thơ vài cọng rau ủ rủ, lấm tấm vài mảnh tôm vụn mà bổng chạnh lòng nhớ Bà Huyện Thanh Quan

"lom khom dưới đáy tôm vài khúc
lác đác trong canh chút rau tàn"

(Xin lổi Bà huyện nhiều nhé, dám lấy văn lãng mạng trử tình của Bà biến thành thơ ăn uống phàm tục. ) Tôm khô thì lúc nào ngửi cũng có mùi, nhưng lâu lâu mới thấy một vài vị, họăc còn nguyên hình nhỏ nhỏ cong cong, hoặc chỉ vài mảnh vụng vàng vàng không tòan thây. Khó múc tôm ăn trứơc lắm vì nước canh nhiều, muỗng lại cạn. Muốn múc được chú tôm khô thì hoặc phải rất nhẩn nại, từ từ dùng muổng vớt lên nhè nhẹ, mạnh tay quá sẻ làm chú thức dậy, bơi ra khỏi muổng ngay. Cách nửa mình hay làm, rất là chắc ăn, là húp cho nước canh dựt xuống, tôm hết chổ chạy. Người ta đi tát ao bắt cá như thế nào, thì mình húp canh để vớt tôm như vậy. Ăn uống thứ gì cũng phải có nghệ thuật đàng hòang, phải không các bạn?

Món ăn thì thượng hạng như vậy, tô chén thì cũng sang trọng không kém (cái này thì không giởn) Tô chén là sứ kiểu nhật, màu trắng sửa đục đục, trong trong mà thời ấy rất quý. Vì vậy mà một lần ban giám hiệu phải cử một chàng sinh viên trắng trẻo cao ráo ngồi gác cửa căn tin, trông chừng không để ai chôm chỉa tô chén nhà bếp. Chẳng qua là vì trong một ngày đẹp trời, chàng thấy tô chén nhật căn tin đẹp quá, nên cất vài cái làm của riêng. Chẳng may ý tốt của chàng bị phát hiện nên bị ban giám hiệu biến thành người gác cửa phòng ăn. Nghĩ lại thì anh ta cũng vừa xui vưa may. Xui vì chỉ có vài cái chén mà phải chường mặc cho anh em nhìn lúc đói bụng. Hình như lúc đói bụng nhìn ai cũng ghét cả, chỉ thích nhìn đồ ăn thôi. May là vì anh chàng chỉ bị phạt vài tháng ngồi gác cửa buổi trưa vào giờ ăn, nên vẫn được đi học đều đặn. Chẳng bì với 2 chàng sinh viên nọ. Mình nghe phong phanh một anh bị phạt ngồi gác cổng trường vì dám dụ dổ bệnh nhân mua thuốc lậu, thuốc giả sao đó để thủ lợi riêng. Còn một chàng khác thê thảm hơn, bị buộc thôi học 1 năm để đi lao động cải tạo ở công trường Lê Minh Xuân. Lý do là anh Y5 hay Y6 này đi thực tập bệnh viện , rồi vì muốn đi thực tế giỏi hơn bạn bè hay vì nổi nòng con nợn sao đó, mời ngay một nử bênh nhân vô phòng kho lao công khám riêng một mình. Chẳng may người lao công bệnh viện vô lấy đồ phát hiện, thế là thanh niên sinh viên thành thanh niên xung phong công trường bất đắc dĩ.

Trở lại chuyện căn tin. Hồi đó các sơ (ma soeur) công giáo phụ trách nấu ăn, không hiểu tại sao lại
là các sơ mà không phải là công nhân bình thường. Những ngày ấy mổi phần cơm tốn hết 10 xu (1 hào), không lấy tiền mà phải mua vé. Mình hay mua cả đồng mười vé rồi để dành xài từ từ. Lâu lâu có bạn bè nào chán cơm trắng thịt kho ở nhà, muốn thử cơm căn tin thượng lưu thì mình sẳn sàng biếu hẳn một vé. Xài sang như vậy nên thỉnh thỏang cũng thiếu hụt. May mà lúc ấy các sơ rất thông cảm với mình, nếu chẳng may hết vé bất tử, thì sơ lúc nào cũng sẳn lòng cho mình ăn chịu, lấy cơm canh không cần vé. Thế mới sướng chứ nhỉ!

Còn một chuyện sướng nửa. Các bạn còn nhớ cái phòng ăn nho nhỏ , nằm sát phía sau căn tin nhìn ra hồ bao tử không nhỉ? Cái phòng này chỉ dành cho các giáo sư và giảng viên, không có bàn dài tập thể mà có những bàn vuông nho nhỏ 2 hay 4 ghế, lúc nào cũng có hoa tươi cắm trên bàn, như nhà hàng vậy. Lúc ấy mình có diễm phúc ăn cơm rau xào thượng lưu và canh đại dương ở căn phòng này hòai. Bây giờ mình tiết lộ bí mật tại sao mình được ưu đải thế nhé. Số là, ngòai các sơ nấu ăn ra, ban nhà bếp còn có một số nhân viên phụ trách lặt vặt. Trong số ấy có một cô còn trẻ lắm. Có một lần cô ấy ngỏ ý mượn thẻ sinh viên của mình, không biết để làm gì, nhưng mình sốt sắng đưa ngay, không thắc mắc gì cả. Khỏang tuần sau khi mình đang đợi lấy cơm trưa trong căn tin thì cô ta ra trả thẻ cho mình, và nói mình vô phòng ăn giáo sư mà mình mô tả ở trên, rồi bưng cơm ra tận bàn, nói mình cứ tự nhiên vô phòng này ăn trưa. Cô ta sẽ lấy phần ăn cho, không thắc mắc hạch hỏi gì hết dù mình chỉ là sinh viên quèn. Thế là từ đó lâu lâu, ăn cơm bo bo với canh đại dương ở căn tin sinh viên thấy chán miệng quá, thì mình lại đổi nhà hàng. Trịng trọng vào phòng ăn giáo sư kéo ghế, húp canh đại dương với cơm bo bo. Cứ y như đại gia thời bây giờ thay nhà hàng để đổi khẩu vị vậy

Mình kể thêm một chuyện ly kỳ xảy ra ở căn tin nửa. Hôm ấy không biết tại sao căn tin lại mở trể, có lẻ tại các sơ bận rộn sao đó, hay tại phòng ăn bận chuyện gì nên mở cửa cho sinh viên ăn trưa trể. Sinh viên đợi lấy cơm xếp hàng dài ra tới tận cửa căn tin. Mình đứng trong hàng tuốt phía sau gần cửa, đứng trước là một chị sinh viên cũng khá lớn tuổi, không biết Y mấy. Chị đứng đợi một mình như mình vậy, không ai nói chuyện với ai cả. Tự dưng mình thấy hình như chị đứng hơi nghiêng nghiêng, nhìn lạ lắm. Bổng chốc chị ngã người từ từ ra sau về phía mình, mình giật mình đưa hai tay ra như thể để chống chị dậy, nhưng hai tay mình không hề chạm vào nguời chị. Có lẻ vì ngượng ngập "nam nử thọ thọ bất tương thân", hay vì mình chẳng biết xử trí như thế nào nên cứ như vậy. Người chị cứ ngả xuống từ từ, mình đưa tay hứng không khí cũng từ từ, như phim chiếu chậm, cho tới khi cả thân thể chị mất thân bằng ngã cái hụych lăng quay, nằm thẳng cẳng trên sàn căn tin. Mình thì cuối xuống tay chân luống cuống, hai tay dang ra như muốn ôm chị, nhưng chẳng hề đụng tới người chị.

Tại sao thế nhỉ? Tới giờ mình vẫn băn khoăn tại sao lại quá đú đẩn không xông tới ôm chị lại cho khỏi ngả, mà để chị té cái đụi xuống sàn thảm thương như vậy. Chắc chắn chỉ vì mình thấy mắc cở, không dám chạm tay vào người khác giới vì sợ thiên hạ đàm tiếu, hay lúc đó còn nhát gái quá nên hỏang hồn không xử trí tình huống kịp thời. Cũng may chị không sao cả. Nhiều người bu lại xôn xao, nhưng mình thấy chị tỉnh táo đứng dậy một mình, không phải đi nhà thương chi cả. Mình đóan có lẻ hôm đó vì bụng đói mà phải đứng đợi lâu quá , đường huyết tuột xuống khiến chị ù tai xây xẩm té như vậy. Nghỉ lại mà thấy vừa ân hận vừa tiếc tiếc. Lần tới có dịp "may" như vậy ở căn tin, mình nhất quyết không đứng đực mặt để mất cơ hội nửa đâu ;-)

***
**

Sau này mổi lần có dịp mình lại lang thang vào trường. Đứng ngập ngừng trước cửa căn tin, muốn vào ăn lại phần cơm ngày nào, muốn nghe lại những tiếng động ngày xưa, nhưng tất cả thinh lặng quá. Căn tin ngày xưa đả biến thành phòng học. Lòng chợt bâng khuâng, bạn bè xưa ai còn ai mất, không biết các sơ và các chị bây giờ làm gì ở đâu. Những lần ăn cơm trưa ở đây lại hiện về. Những lần ăn chịu. Và những giây phút dịu dàng trong phòng ăn giáo sư. Mình không nhớ chắc là mình có trả món nợ ân tình ngày xưa đầy đủ không.

Chắc mình trả rồi.

Nếu chưa, chắc mình cũng không cố tình ăn gian vài cắc với các sơ làm gì đâu, chỉ vì thời cuộc thôi, các bạn nhỉ.

~h