Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2008

Sinh Viên ĐHYD Buôn Gạo

***
**
Đời sinh viên những năm 79, 80 thật là khắc nghiệt nhưng vui lắm. Cứ nghĩ lại coi, cả nước lâm vào tình trạng khan hiếm thực phẩm, cuộc sống thật thiếu thốn, đi buôn từng ký gạo, từng mét vải. Nhưng đời sinh viên ĐHYD thì hình như vui vẻ lắm, không biết nhiều đến những khắc nghiệt mọi người khác đang đối đầu. Nghỉ kỷ thêm chút nửa, đả đậu được vào trường đại học thuộc lạoi khó, bảnh nhất thời đó, khỏi phải đi lính ra chiến trận Campuchia, Lạng Sơn Cao Bằng , được đi học nhàn hạ; có căng tin thư viện, có đại giảng đường; có luôn cái ái trắng blouse dài dài chấm gối với vài ba ngôi sao đỏ thêu trên ngực, trông oai ghê hồn; Chưa kể được lảnh lương đều đều, và có cả tiêu chuẩn lương thực, nhu yếu phẩm nửa chứ. Như vậy có ai bằng chứ, thật là hảnh diện, thật là sung sướng lắm!

Nhìn lên thì không bằng ai, nhưng nhìn xuống thì đám sinh viên y khoa tụi mình quả là sung sướng thật. Cứ tháng tháng, mỗi sinh viên được phát lương 18 đồng, lại thêm tiêu chuẩn gạo và thức ăn. Hồi đo tất cả sinh viên đều phải cắt hô khẩu khỏi gia đình, dù là gia đình ở ngay bên cạnh trường, để nhập hộ khẩu 217 An Dương Vương. Như thế mới hợp pháp, và mới đuợc lảnh tiêu chuẩn gạo, thức ăn, nhu yếu phẩm mỗi tháng. Mình nhớ lại một chuyện về gạo kể lại đây cho vui nhé

Những năm tháng ấy, tiêu chuẩn gạo hằng tháng được 10 hay 12kg (mình không nhớ rỏ) cho một khẩu, tức một miệng ăn của mỗi sinh viên y khoa đó. Tiêu chuẩn thế nhưng nhiều khi chỉ lảnh được 3-5kg gạo chính cống, còn lại phải "qui đổi", lúc bo bo, lúc bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc cả khoai lang khô. Gạo thì ôi thôi, đủ kiểu đủ mùi. Những lạoi gạo này không biết lấy từ đâu về, chỉ biết là không khi nào giống nhau, dù là giống…điểm xấu. Nhiều lúc vàng khè hôi mốc, nhiều khi thơm cả mùi xăng dầu. Lại khi nát như tấm, lúc thì lẫn sạn to như hạt bắp...

Vì thế dân tổ 29 hay lảnh gạo và bán luôn tại chổ lắm. Vì gạo hôi, củ quá, ăn không được, bán quách đi lấy thêm tiền ăn thứ khác hay hơn (bán cho ai thì mình quên hẳn) Nhớ một lần sau khi lảnh tiêu chuẩn gạo cho cả tổ về, thay vì tiếp tục phân ra cho từng nguời thì anh Thanh tổ phó gợi ý gạo tháng này củ quá, bán hết đi, nhưng bán tại chổ thì lổ lắm. Anh biết ngàoi chợ mua lại gạo mậu dịch này giá cao hơn. Thế là lần đó tổ 29 quyết định không cần chia gạo cho mỗi người, mà đồng ý để như vậy đẩy hết một lượt ra chợ.

Đồng ý rồi mới nảy sinh sự cố. Ai đi bán gạo đây? Anh Thanh thì xung phong rồi vì anh ấy là người đề nghị, biết chổ bán, nhưng anh Thanh không muốn đi một mình, phải có người đi theo trông coi, trả giá chứ! Không thể bán cái hết cho anh tổ phó được! Mỹ Phương, Hồng Nga, Hòang Lan, Ngọc Loan thì nhất định không đi bán gạo ngoài chợ rồi. Ai đời sinh viên con gái có tên có tuổi, mặt mày đẹp đẻ đàng hòang mà lại chường mặt đi buôn gạo! Xấu hổ lắm, không được đâu. Thỵn và Minh cũng không đi, thà bán tại chổ giá rẻ mà tiền bọc túi nhanh gọn lẹ, không ai biết, hơn nửa phải họp hành chi đó. Tổ trưởng Ngọ thì không đi vì không bán gạo, phải đem gạo về nộp chung cho ký túc xá thì phải (nếu mình nhớ không lầm thì sinh viên ký túc xá phải đăng ký hộ khẩu ở KTX, nên sẻ không nhận gạo, luợng thực, nhu yếu phẩm ở trường) . Nhìn qua nhìn lại, chỉ còn mỗi mình mình, dân tứ cố vô thân, ngồi không nhàn rổi, không họp không hành, lại không bà con thân thích thì chẳng gì phải mắc cở. Thâm tâm lại tiếc tí tiền lời nên thôi, dầu bỉ mặt lắm nhưng Hưng ơi, đi bán gạo quách đi cho anh em được nhờ.

Thế là mình đồng ý theo anh Thanh ra chợ... Mình nhớ rỏ chiếc xích lô chất đầy những bịch gạo đủ màu đũ cở. Cũng khẳm lắm, tất cả trên một trăm kí lô gạo mốc ngồi chểm chệ trang nghiêm trên băng nghế chiếc xe xích lô củ kỷ. Người ông già đạp xe nghiêng qua ngả lại, đạp từng đạp dứt khoát nhịp nhàng. Ra khỏi cổng trường quẹo phải, từ từ dọc theo con đường An Dương Vuơng rơp mát bóng cây. Xích lô đi trước, hai bên hai chiếc xe đạp kè kè đi sau. Cảnh tượng trông hùng tráng lắm, cứ y như hai cảnh sát công lộ oai phong lẩm liệt đi hộ tống một thủ trửơng mập mạp da thịt đang ngồi xe thanh lý vậy.

Xe gạo vừa xề tới chợ An Đông thì hai ba nguời đàn bà đả xúm lại trả giá rối rít. Mình luống cuống, tưởng anh Thanh biết rỏ giá cả rành rọt lắm, ai dè anh cũng chỉ là sinh viên đi buôn gạo lần đầu. Không biết giá nào là giá nào, cũng không biết có đuợc giá hơn bán tại chổ không nửa. Anh Thanh ngó mình, mình ngó anh Thanh, cả hai lúng túng, Bán nhanh quá thì sợ lổ, mà muốn giá cao hơn thì chẳng đứa nào dám lên tiếng. Đâu ai biết trả giá bán gạo kiểu này bao giờ hả trời! Bán liền thì không bán, mà đả chở gạo ra tới đây chẳng lẻ chở về? tốn tiền xe lắm! Mấy bà hình như biết tẩy nên nhất định giử giá, chê bai đủ thứ

"Bán không Hưng?" anh Thanh hỏi, muốn đẩy 'tội" cho mình

"Được giá không vậy? Trong trường mua bao nhiêu anh biết không?" mình hỏi lại

"Không" anh đáp

Giời ơi là giời, thế có chết không chứ! ai đời đi buôn gạo mà không biết giá gạo. Làm sao đây? Mình hòan tòan không muốn quyết định, ăn nói sao với tổ nếu bán giá thấp quá? Anh Thanh thì cứ nhìn mình, mặc cho mấy bà trả giá, phê bình gạo lung tung. Lúng túng quá mình nói

"Thôi bán quách đi anh Thanh, gạo kỳ này xấu quá, chắc giá vậy phải rồi"

Thế là bán. Đổ gạo ra thúng, cân đo, nhận tiền. Xong xuôi mọi chuyện hai đứa quày xe đạp về trường . Mình đăm chiêu lắm, anh Thanh cũng thế, lẳng lặng không ai nói với nhau lời nào. Hình như là bán giá thấp hơn mọi lần bán tại chổ trong sân trường. Mình nghỉ vậy nhưng không nói ra. Có lẻ anh Thanh cũng nghĩ thế.

Mình đóan vậy, vì sau lần đó cho tới bây giờ, tổ 29 không đi buôn gạo chợ thêm lần nào nửa.

***
**

(Chuyện sau : kể chuyện "Sinh Viên Mất Gạo")